Mỗi năm có nhiều công trình, nhà ở bị sét đánh gây thiệt hại nặng nề về tài sản, tính mạng. Đó là lý do vì sao mọi công trình đều cần trang bị cột chống sét, hệ thống chống sét để đảm bảo an toàn.
Nếu bạn đang phân vân có nên làm cột chống sét/hệ thống chống sét cho nhà ở, cơ quan, công trình???
Cách làm cột chống sét như thế nào để đảm bảo an toàn và hiệu quả? Trong bài viết hôm nay Công ty TNHH Viễn Thông Thành Phố Mới sẽ giúp bạn trả lời thông tin này.
Vì sao mọi công trình đều cần trang bị cột chống sét?
Hệ thống chống sét là gì?
Hệ thống chống sét là sự kết hợp của nhiều thiết bị khác nhau. Chúng được tạo ra để bảo vệ kiến trúc một công trình xây dựng.
Bằng cách thu hút sét đánh vào nó rồi chuyển hướng tia sét nguy hiểm xuống đất một cách an toàn.
Từ đó, tránh được hỏa hoạn và thiệt hại về người và của.
Vậy một hệ thống chống sét bao gồm những bộ phận nào?
Thông thường, một hệ thống chống sét có 3 phần chính đó là:
Cột chống sét
Cột chống sét là gì?
Cột chống sét là một thanh kim loại hoặc vật bằng kim loại được đặt ở vị trí cao nhất trên tòa nhà. Mục đích là chặn dòng sét trước khi nó đánh trúng công trình cần được bảo vệ.
Đây là một công cụ rất hữu ích cho con người. Việc lắp đặt cột chống sét sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ và tác hại do sét gây ra.
— Tìm hiểu thêm về kim chống sét (cột chống sét) tại đây: https://cameranhaviet.com/kim-chong-set-la-gi/
Bộ phận dây dẫn thoát sét
Hệ thống dây dẫn cũng phải đúng kỹ thuật. Dây thoát sét tốt nhất là nên làm bằng cáp đồng, tuyệt đối không dùng dây nhôm.
Bởi vì nếu cáp không tốt thì sẽ bị nóng chảy khi đó hệ thống chống sét sẽ mất tác dụng.
Cọc tiếp địa chống sét
Hệ thống tiếp địa là bộ phận quan trọng nhất trong hệ thống chống sét. Nó giúp phân tán dòng sét một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất.
Nếu một hệ tiếp địa kém chất lượng sẽ gây thiệt hại rủi ro rất lớn cho công trình và người sử dụng.
Có nên làm cột chống sét không?
Nếu bạn đang phân vân có nên làm cột chống sét cho các công trình xây dựng của mình; thì câu trả lời của chúng tôi chắc chắn là: Có.
Bởi sét có thể đánh ở bất cứ khu vực địa lý nào. Chính vì vậy, để đề phòng trường hợp bị sét đánh và giảm thiểu tối đa rủi ro do sét gây ra.
Có nên làm cột chống sét không? cách làm cột chống sét như thế nào?
Mọi công trình xây dựng được khuyến cáo nên lắp đặt các thiết bị chống sét để đảm bảo chất lượng công trình. Nhằm bảo vệ các thiết bị điện của công trình và tránh nguy hiểm hỏa hoạn gây thiệt hại về người và của.
Ngoài ra, việc lắp đặt thiết bị chống sét đã được phổ biến thành quy định lắp đặt chống sét cho nhà xưởng (hiện tại chỉ áp dụng cho nhà xưởng/công ty/doanh nghiệp)
— Có thể bạn chưa biết: Kiểm định hệ thống chống sét là gì?
Hướng dẫn cách làm cột chống sét
Khi tiến hành lắp đặt hệ thống chống sét cho công trình nhà ở, các công trình xây dựng. Bạn cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng và thực hiện theo đúng quy trình.
Sau đây là quy trình các bước thực hiện cách làm cột chống sét:
Bước 1: Đào rãnh hoặc khoan giếng tiếp đất
Để xác định vị trí làm hệ thống tiếp đất, bạn cần kiểm tra trước khi đào. Để không làm ảnh hưởng đến các công trình ngầm xung quanh.
Đào rãnh rộng từ 300 – 500mm, sâu khoảng 600mm – 800mm; có chiều dài theo như bản vẽ thiết kế từ trước.
Đối với những vùng đất có điện trở suất đất cao thì phải áp dụng phương pháp khoan giếng; đường kính từ 50 – 80mm, sâu từ 20 – 40m (tùy theo độ sâu của mạch nước ngầm).
Bước 2: Chôn các điện cực xuống đất
Trước khi đóng cọc, cần đổ hóa chất dọc theo áp đồng trần. Hóa chất sẽ làm giảm điện trở đất; tăng bề mặt tiếp xúc giữa điện cực và đất giúp bảo vệ tốt hệ thống tiếp đất.
Đóng cọc tiếp đất tại những nơi quy định sao cho đỉnh cọc cách đáy rãnh từ 100mm – 150mm; và khoảng cách giữa các cọc bằng 2 lần độ dài cọc đóng xuống đất.
Cọc chống sét trung tâm sẽ được đóng cạn hơn so với các cọc khác (phần đỉnh cọc cách mặt đất từ 150 – 250mm).
Rải cáp đồng trần dọc theo các rãnh đã đào để liên kết với các cọc đã đóng.
Bước 3: Lắp kim thu sét
Kim thu sét có độ dài từ 0,5 – 1,5m được làm bằng kim loại và gắn trên nóc nhà. Nối kim thu sét với các dây kim loại đi xuống mặt đất.
Dây thoát sét được nối với cọc tiếp địa. Bộ phận tiếp địa là các thanh kim loại dài từ 2,5 – 3m chôn sâu xuống đất; ở vị trí cách sàn nhà 1-2m ra phía ngoài. Bạn đào rãnh sâu 0,5m và nối các đầu cọc tiếp địa với nhau.
Dây dẫn sét trực tiếp từ kim chống sét sẽ được liên kết vào hệ thống đất tại vị trí hộp kiểm tra điện trở đất.
Bước 4: Hoàn trả mặt bằng hệ thống tiếp đất
Tiến hành lắp đặt, kiểm tra điện trở tại các vị trí cọc trung tâm (sao cho mặt hố ngang với mặt đất).
Lấp đất vào các rãnh, nện chặt và hoàn trả mặt bằng. Đo điện trở tiếp đất của hệ thống, giá trị điện trở cho phép là <10 Ohm.
Nếu đo giá trị lớn hơn thì phải đóng thêm cọc, xử lý thêm hóa chất,… để giảm tới giá trị cho phép.
Hướng dẫn cách làm cột chống sét cho công trình nhà ở
Trên đây là bài viết chúng tôi hướng dẫn bạn cách làm cột chống sét. Nó được áp dụng cho lắp đặt chống sét nhà ở cũng như nhà xưởng một cách thuận tiện và an toàn nhất.
Hy vọng những thông tin hữu ích ở trên đã giúp bạn dễ dàng đưa ra lựa chọn về câu hỏi có nên làm cột chống sét không?
Lưu ý: Mỗi công trình xây dựng cần có giải pháp lắp đặt phù hợp. Ngoài ra, việc lựa chọn đúng loại thiết bị chất lượng cũng là yếu tố quan trọng.
Chính vì thế, để đảm bảo cột chống sét – hệ thống chống sét hoạt động được hiệu quả, bạn nên tìm đến đơn vị thi công giàu kinh nghiệm để đảm an toàn cũng như về chất lượng sau này!
Dịch vụ thi công – lắp đặt chống sét Bình Dương
Công ty TNHH Viễn Thông Thành Phố Mới – Nhà thầu chống sét Bình Dương
Chuyên thi công lắp đặt hệ thống chống sét cho nhà xưởng – nhà ở tại Bình Dương với giá thành tốt nhất!
- > 5 năm kinh nghiệm trong ngành lắp đặt chống sét
- Đội ngũ kỹ thuật viên chuyên nghiệp, có chuyên môn cao
- Sản phẩm – thiết bị chống sét nhập khẩu, bảo hành chính hãng
- Thời gian thi công nhanh, đảm bảo tiến độ theo dự án đề ra
- Cam kết chất lượng hệ thống, bảo hành hệ thống trọn đời
Liên hệ Viễn Thông Thành Phố Mới
Công ty TNHH Viễn Thông Thành Phố Mới
- Địa chỉ: Số 09, Đường Số 7B, Khu 03, P. Hoà Phú, Tp. Thủ Dầu Một, Bình Dương
- Hotline: 0988 488 818 – Mr. Thái
- Email: vienthongthanhphomoi.bd@gmail.com
Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào khác về dịch vụ chống sét, vui lòng liên hệ ngay để được tư vấn, báo giá tốt nhất!
— Xem chi tiết dịch vụ chống sét tại Bình Dương của chúng tôi tại đây