Hiện nay trong các công trình, nhà ở; hệ thống tiếp địa được ứng dụng ngày càng phổ biến. Hệ thống này nhằm sử dụng với mục đích ngăn cảng hoặc làm giảm thiểu tối đa thiệt hại do dòng sấm sét gây ra. Vậy tiếp địa chống sét được hiểu như thế nào?
Cách lắp đặt cũng như tất tần tật thông tin về hệ thống tiếp địa này. PCCC Thành Phố Mới mời bạn cùng tham khảo bài viết bên dưới nhé!
Hệ thống tiếp địa chống sét là gì?
Là hệ thống gồm một chuỗi các cáp dẫn trở kháng thấp được liên kết chặt chẽ với nhau và dẫn truyền xuống mặt đất. Đây được xem là một phần không thể thiếu trong bất kỳ công trình chống sét hiện nay. Khi hệ thống được lắp đặt đúng kỹ thuật, thôi lôi sẽ phát huy một cách tối ưu mang lại hiệu quả chống sét cao.
Ngược lại, hệ thống tiếp địa không tốt thì khi sét đánh sẽ gây ra rất nhiều hậu quả nghiêm trọng.
Chức năng của tiếp địa chống sét
Khi sét đánh có thể phá hủy các công trình, nhà ở bằng dòng điện có điện áp lớn. Trong đó, sấm sét có thể truyền qua các vật có khả năng dẫn điện như ăng ten, ống nước, dây điện hay các thiết bị gia dụng.
Từ đó, dòng điện này có thể sinh ra nhiệt lớn làm cháy, nổ các vật dẫn làm hư hỏng và hỏa hoạn nghiêm trọng. Chính vì thế, việc lắp đặt hệ thống tiếp địa là cách chuẩn xác và an toàn giúp giảm thiểu các hiểm họa.
Hệ thống này có nhiệm vụ cân bằng điện thế, phân tán năng lượng quá áp và quá dòng điện xuống mặt đất. Đây cũng chính là cơ chế bảo vệ hệ thống điện, điện tử, viễn thông, an toàn của con người,..khi có sấm sét xảy ra.
Hệ thống tiếp địa chống sét có cấu tạo như thế nào?
Một hệ thống tiếp địa hoàn chỉnh gồm các bộ phận sau:
- Cọc tiếp địa chống sét.
- Dây dẫn liên kết.
- Các mối nối liên kết.
- Hộp nối đất và kiểm tra.
Trong đó, các bộ phận này đều giữ vai trò quan trọng như nhau. Chúng giúp hệ thống tiếp địa hoàn thiện cũng như đảm bảo quá trình hoạt động diễn ra an toàn và hiệu quả. Ngoài những bộ phận trên, thì còn có hóa chất giảm điện trở hay gọi là vật liệu tăng tính dẫn điện cho đất.
Tuy vật liệu này không tồn tại ở dạng thể cứng, nhưng có tác dụng tăng khả năng làm giảm điện trở trong đất. Đồng thời tăng khả năng tiêu tán dòng điện.
Cách lắp đặt hệ thống tiếp địa chống sét chất lượng
Tùy thuộc theo từng nhu cầu, địa hình, yêu cầu chức năng hay các yếu tố khác của môi trường. Từ đó, chúng ta sẽ chọn ra những giải pháp, vật liệu và vật tư tiếp địa phù hợp. Nhìn chung, cách lắp đặt tiếp địa chống sét đều gồm 3 bước sau:
1. Đào hố, rãnh hoặc khoan giếng
- Cần xác định và kiểm tra đúng vị trí hố cần đào để tránh các công trình được thi công ngầm.
- Đào rãnh, hố tương ứng với kích thước đã được quy định sẵn trên bản vẽ hoặc dựa vào mặt bằng thực tế. Nhưng theo tiêu chuẩn kích thước thông thường thì chiều rộng khoảng 300 – 500m, chiều sâu 600 – 800m.
- Còn đối với phương pháp khoan giếng thường được áp dụng tại nơi có mặt bằng thi công bị hạn chế, nơi có điện trở suất cao.
2. Lắp cọc tiếp địa và chôn các điện cực xuống đất
Cọc tiếp địa là một thanh kim loại một đầu được vót nhọn thuận tiện cho việc cắm sâu xuống đất. Đầu còn lại được thiết kế bằng để dễ dàng dùng búa tạ đóng. Việc lắp cọc tiếp địa xuống đất được thực hiện thông qua các bước sau:
- Đóng cọc tiếp địa đến khi cọc cách rãnh, hố khoảng 100 – 150mm. Trong đó, khoảng cách giữa các cọc gấp 2 lần so với độ dài bình thường của cọc.
- Cọc tiếp địa ở trung tâm sẽ được đóng cạn hơn các cọc khác.
- Dọc theo các rãnh, hố đã đào rải cáp đồng trần để tạo liên kết với các cọc đã đóng.
- Để liên kết các cọc tiếp địa với cáp đồng trần người ta thường dùng hàn hóa nhiệt.
- Sau đó, cho hóa chất làm giảm điện trở của đất dọc theo các cáp đồng trần.
- Dây dẫn sét từ kim chống sét hay cáp tiếp đất sẽ liên kết trực tiếp vào hệ thống chống sét.
3. Kiểm tra hệ thống tiếp địa và bàn giao mặt bằng
- Kiểm tra lại điện trở của đất, sau khi lắp đặt hố.
- Kiểm tra kỹ lưỡng các mối hàn trước khi lấp đất.
- Tiến hành lấp đất và nên chặt vào các hố, rãnh.
- Trước khi hoàn trả mặt bằng, cần đo điện trở của đất nhỏ hơn 10Ω.
Hệ thống tiếp địa chống sét cần đạt các tiêu chuẩn gì?
Để có thể giảm thiểu những thiệt hại do sấm sét gây ra. Thì hệ thống tiếp địa cần tuân thủ đúng những quy định cũng như tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn. Tùy thuộc vào từng yêu cầu về chức năng, thực trạng địa hình hay điện trở suất kỹ sư sẽ đưa ra biện pháp phù hợp. Dưới đây, là một số tiêu chuẩn được quy định trong lắp đặt hệ thống tiếp địa:
- Quy định về lắp đặt hệ thống nối đất cho các công trình công nghiệp, quy định TCVN 9358:2012.
- Tiêu chuẩn hướng dẫn thiết kế, kiểm tra cũng như bảo trì hệ thống.
- Tiêu chuẩn chung về quy phạm trang bị điện.
- Tiêu chuẩn trang bị điện và hệ thống đường dẫn điện.
- Tiêu chuẩn về phân phối, và trạm biến áp.
- Tiêu chuẩn về bảo vệ và tự động.
Địa chỉ thi công chống sét Bình Dương chất lượng?
Hiện nay, có rất nhiều địa chỉ thi công hệ thống tiếp địa chống sét tại Bình Dương. Chính sự đa dạng này đã tạo nên nhiều khó khăn không nhỏ người tiêu dùng để lựa chọn địa chỉ thi công tốt. Nếu quý khách vẫn đang phân vân chưa biết lựa chọn địa chỉ thi công nào chất lượng.
Thì hãy tham khảo dịch vụ lắp đặt chống sét tại Bình Dương được thực hiện bởi PCCC Thành Phố Mới.
Công ty TNHH Viễn Thông Thành Phố Mới
- Website: cameranhaviet.com
- Địa chỉ: Số 09, Đường Số 7B, Khu 03, P. Hoà Phú, Tp. Thủ Dầu Một, Bình Dương
- Hotline: 0988 488 818
- ĐT bàn: 0274 222 5555
- Email: vienthongthanhphomoi.bd@gmail.com