Hệ thống chống sét sẽ giúp ngăn ngừa nguy cơ lan truyền điện khi có sét đánh. Trong đó, cọc tiếp địa là bộ phận quan trọng, không thể thiếu trong hệ thống chống sét. Cần phải biết cách thi công cọc tiếp địa chống sét đúng quy trình để đảm bảo an toàn cho con người và hệ thống.
Sự nguy hiểm của việc đóng cọc tiếp địa không đúng cách
Hệ thống chống sét giúp bảo vệ công trình xây dựng tránh những thiệt hại bởi dòng sét gây ra. Trong đó, cọc tiếp địa sẽ là bộ phận chịu trách nhiệm dẫn sét xuống mặt đất. Để tránh dòng sét gây thiệt hại cho công trình và các thiết bị điện bên trong.
Thi công cọc tiếp địa chống sét đúng cách giúp phát huy khả năng bảo vệ công trình một cách tối đa khi có sét. Ngược lại, nếu thi công cọc tiếp địa sai cách sẽ đem đến các nguy hại tiềm ẩn.
Với bản chất là một thanh kim loại, cọc tiếp địa rất dễ thu hút và dẫn truyền điện. Do đó, khi bị đóng sai, cọc có thể trở thành một quả bom nổ chậm. Dẫn đến các vụ tai nạn nghiêm trọng như cháy nổ, giật điện. Gây nguy hiểm đến cả tài sản và tính mạng của người xung quanh vị trí lắp đặt cọc.
Mặc khác, nếu không được khảo sát thực địa cẩn thận trước khi đóng. Có thể sẽ làm mất đi sự cân bằng điện tích đất tại nơi đóng cọc tiếp địa. Lúc này, các công trình ngầm sẽ bị ảnh hưởng. Gây nhiều thiệt hại cùng hệ lụy khó lường khác. Chính vì nguyên nhân này mà việc đóng cọc tiếp địa đúng, an toàn và đạt chuẩn là vô cùng quan trọng.
Xem thêm dịch vụ chống sét chuyên nghiệp: https://cameranhaviet.com/lap-dat-chong-set-tai-binh-duong/
Tiêu chuẩn thi công cọc tiếp địa chống sét
Hiện nay nước ta đang áp dụng tiêu chuẩn thi công cọc tiếp địa TCVN 9385:2012. Theo đó, để thi công cọc tiếp địa đạt chuẩn cần đáp ứng được các tiêu chí sau:
- Cọc tiếp địa chống sét phải được lắp đặt hoàn toàn trong lòng đất.
- Độ sâu của cọc tiếp địa phải đạt từ 0.5m – 1.2m, được tính từ đỉnh cho đến mặt đất.
- Lắp đặt cọc tiếp địa không được làm ảnh hưởng đến các công trình ngầm. Và không làm cản trở đến sinh hoạt chung của mọi người.
- Khoảng cách giữa các cọc phải gấp từ một đến hai lần chiều dài của cọc được đóng xuống đất.
Ngoài việc thi công hệ thống đạt chuẩn, chúng ta cũng cần phải chọn cọc tiếp địa chất lượng. Để đảm bảo được khả năng dẫn và truyền dòng điện xuống đất sau khi đóng.
Hướng dẫn thi công cọc tiếp địa chống sét đúng cách
Để thi công cọc tiếp địa đúng kỹ thuật, bạn thực hiện lần lượt từng bước sau:
Bước 1: Khảo sát, xác định vị trí lắp đặt cọc tiếp địa chống sét.
Bước 2: Tại vị trí đã xác định đóng cọc, bạn đào sâu xuống đất một hố. Với độ sâu từ 600-800mm và chiều rộng từ 300-500mm tùy theo thiết kế cọc.
Trong trường hợp tại nơi đóng cọc có công trình ngầm hay có điện trở đất cao. Bạn cần phải đào một giếng có đường kính khoảng 50-80mm và độ sâu 20-40m.
Bước 3: Đặt các cực điện xuống đất. Lưu ý khoảng cách đóng cọc tiếp địa phải gấp 2 lần độ dài của cọc đóng xuống đất. Tiếp đến bạn đặt dây cáp đồng dọc theo rãnh, hố đã chuẩn bị. Rải hóa chất làm giảm điện trở đất dọc theo dây cáp đồng. Tiếp tục nối dây dẫn trực tiếp với cọc từ kim xuống trung tâm hệ thống cọc tiếp địa.
Bước 4: Lấp lại hố nơi đặt cọc tiếp địa. Bạn đặt đồng hồ đo điện trở chống sét ngang bằng với mặt đất. Kiểm tra điện trở cọc, nếu hơn 10Ω phải cho thêm hóa chất làm giảm điện trở. Sau đó lấp đất lại rồi kiểm tra mối hàn là hoàn thành.
Những lưu ý khi đóng cọc tiếp địa
- Khi đóng cọc tiếp địa xuống đất, cần đảm bảo cọc phải thẳng, không bị cong vênh.
- Chiều dài an toàn của cọc tiếp địa thông thường từ 2.4–2.5m.
- Đảm bảo toàn bộ cọc tiếp địa phải được sâu trong lòng đất. Tuyệt đối không để cọc bị lồi lên trên mặt đất gây nguy hiểm.
Về đặc tính kỹ thuật
- Nên chọn thiết bị chất lượng với vật liệu phù hợp.
- Cần sử dụng kẹp đồng, hàn hóa nhiệt để kết nối.
- Tốt nhất nên sử dụng cọc tiếp địa làm từ kim loại thép mạ đồng.
- Diện tích mặt cắt ngang đạt chuẩn: 238,9mm2 (>= 176mm2).
- Đường kính đạt chuẩn: 17.44 mm (> 15mm).
- Độ dày đạt chuẩn: 289.7 µm (>= 250 µm)
- Cọc hoạt động tốt trong điều kiện nhiệt độ môi trường bình thường.
Để đảm bảo đặc tính kỹ thuật, tốt nhất chúng ta nên sử dụng trọn gói thiết bị, vật tư do một nhà sản xuất cung cấp.
Thi công cọc tiếp địa chống sét Bình Dương
Như đã chia sẻ ở trên, việc thi công cọc tiếp địa ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng chống sét của hệ thống. Một hệ thống tiếp địa sẽ thật sự phát huy tối ưu hiệu quả sử dụng khi và chỉ khi được lắp đặt đúng chuẩn.
Từ đó bảo vệ an toàn cho tính mạng cũng như tài sản của người sử dụng. Ngược lại, nếu không thi công đúng, hệ thống sẽ phản tác dụng và gây nguy hiểm hơn. Vì vậy hãy cẩn thận khi chọn đơn vị lắp đặt cọc chống sét.
Công ty TNHH Viễn Thông Thành Phố Mới tự hào là nhà thầu thi công hệ thống chống sét uy tín bậc nhất Bình Dương. Chúng tôi nhận hỗ trợ tất cả các công đoạn liên quan đến hệ thống chống sét tiếp địa.
- Tư vấn, khảo sát thi công lắp đặt hệ thống chống sét
- Kiểm định, bảo trì hệ thống chống sét toàn diện
Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và thi công cọc tiếp địa an toàn nhất!
Dịch vụ chống sét của Viễn Thông Thành Phố Mới đang hỗ trợ cung cấp và lắp đặt tại Bình Dương, Bình Phước và Đồng Nai.
Xem chi tiết tại link dưới!
- https://cameranhaviet.com/lap-dat-chong-set-tai-binh-duong/
- https://cameranhaviet.com/lap-dat-chong-set-binh-phuoc/
- https://cameranhaviet.com/lap-dat-chong-set-tai-dong-nai/
Công ty TNHH Viễn Thông Thành Phố Mới
- Chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn lắp đặt camera quan sát, thi công chống sét, phân phối bộ đàm tại Bình Dương
- Địa chỉ: Số 09, Đường Số 7B, Khu 03, P. Hoà Phú, Tp. Thủ Dầu Một, Bình Dương
- Hotline: 0988 488 818
- ĐT bàn: 0274 222 5555
- Email: tpm.co@gmail.com